Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, của các hoạt sản xuất… đã khiến môi trường không khí phải chịu tác động nặng nề và trở thành một trong những vấn đề nhức nhối thường xuyên được tivi, báo, đài, các kênh truyền thông đại chúng nhắc đến trên trong thời gian gần đây. Ô nhiễm không khí đã kéo theo rất nhiều hệ lụy và đe dọa đến chất lượng cuộc sống của mỗi con người trên Trái Đất.
Hằng năm, số trẻ tử vong do ô nhiễm không khí trên toàn thế giới rất đáng báo động, còn cao hơn cả tỉ lệ tử vong vì bệnh sốt rét và HIV và AIDS cộng lại. Vậy tác nhân cụ thể nào đã gây ô nhiễm môi trường một cách nặng nề như vậy và phương pháp giải quyết vấn đề này ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.
1. Thế nào là ô nhiễm môi trường không khí?
Nội dung bài viết
Bạn có thể hiểu rằng ô nhiễm không khí là tình trạng không khí sạch bị bị các tác nhân xấu ô làm bẩn, không còn tinh khiết như trước.
Khi môi trường không khí bị ô nhiễm sẽ xuất hiện mùi hôi đồng thời có khói bụi trong không khí sẽ làm giảm tầm nhìn, gây biến đổi khí hậu. Đặc biệt là gây bệnh cho con người và tàn phá sự phát triển của động thực vật trong tự nhiên.
2. Những nguyên dân dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí
Trong thực tế có hai nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường không khí đó là nguyên nhân tự nhiên và những nguyên nhân do tác động của con người. Cụ thể là thế nào sẽ có trong phần nội dung dưới đây.
Ô nhiễm không khí do nguyên nhân tự nhiên
Yếu tố tự nhiên cũng là một trong những tác động gây ô nhiễm môi trường không khí. Tuy nhiên, những nguyên nhân do môi trường tự nhiên tạo nên không tác động qua nhiều. Bởi vì đây chỉ là quy luật bù trừ trong môi trường tự nhiên. Các yếu tố tự nhiên gây ô nhiễm không khí bao gồm:
Ô nhiễm từ gió bụi
Với yếu tố này, gió được xem là mấu chốt gây ra và lan truyền khiến không khí bị ô nhiễm. Thường với trường hợp này gió sẽ thổi bụi bẩn từ đất, hoặc thổi các chất khí thải ô nhiễm khiến cho bầu không khí có thể bị ô nhiễm trên diện rộng và có thể lây lan ra hàng trăm kilomet.
Do tác động của bão, lốc xoáy
Bạn có biết rằng, khi một cơn bão hay một trận lốc xoáy đi qua có thể sinh ra trong không khí một lượng lớn khí thải Nox (một loại khí độc hại). Chính vì vậy, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Ngoài ra, những trận bão và lốc xoáy cũng mang theo một lượng lớn bụi mịn (PM10, PM2.5) và trôi nổi trong không khí khiến cho tỷ lệ ô nhiễm bụi mịn tăng lên.
Cháy rừng
Cháy rừng cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm không khí rất cao. Bởi vì cháy rừng thường có quy mô lớn và thời gian dập tắt khá lâu, việc này khiến cho lượng Nito Oxit trong không khí tăng lên khá nhiều khiến không khí bị thay đổi đột ngột.
Núi lửa phun trào
Còn hơn tác động của việc cháy rừng, việc núi lửa phun trào có thể nói là yếu tố tự nhiên gây hại cho không khí cao nhất. Bởi vì khi thì núi lửa phun trào, một lượng khí metan, clo, lưu huỳnh,… ở sâu trong các tầng nham thạch sẽ bị đẩy ra ngoài. Và những chất đó khiến cho khu vực đó không khí trở nên ô nhiễm hơn.
Thời điểm giao mùa
Khi thời điểm giao mùa được liệt kê là một yếu tố gây ô nhiễm không khí thật là phi lý đúng không nào? Tuy nhiên, nó lại vô cùng thuyết phục bởi vào thời giao mùa thường xuất hiện sương mù rất dày đặc. Những lớp sương này đã vô tình khiến lớp bụi mịn có điều kiện để tích tụ bên trong không khí và không thoát được. Hiện tượng đó trải qua nhiều ngày khiến cho cả thành phố bị bao phủ bởi lớp bụi (bụi mịn, siêu mịn,…) Với trường hợp này thì chỉ khi có các đợt không khí lạnh hoặc gió mùa Đông Bắc thì chất lượng không khí mới có thể cải thiện được.
Ngoài ra những yếu tố tự nhiên trên thì các yếu tố khác như chất phóng xạ trong tự nhiên, sóng biển, các quá trình phân hủy, thối rữa của xác động – thực vật,… cũng là một trong trăm nghìn lý do gây ô nhiễm không khí tự nhiên. Tuy nhiên, các yếu tố rất khó để ngăn chặn và loại bỏ vì đây là yếu tố tự sinh tự diệt của tự nhiên.
Ô nhiễm không khí do con người
Như chúng ta biết, con người vừa là nguyên nhân cũng chính là nạn nhân phải gánh chịu trực tiếp các hậu quả của tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Bởi vì, sự phát triển của xã hội đã tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới việc biến đổi khí hậu, môi trường không khí bị ô nhiễm. Dưới đây là những tác động của con người khiến môi trường không khí bị ô nhiễm ngày càng nặng nề.
Công nghiệp và nông nghiệp
Công nghiệp và nông nghiệp phát triển đã kéo theo rất nhiều hệ lụy đến với môi trường. Và nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu là do khói, bụi, khí thải từ các nhà máy công nghiệp.
Bên cạnh đó, các cơ sở sản xuất còn thải ra môi trường một lượng lớn các khí độc như CO2, CO, SO2, Nox,… cùng các chất hữu cơ chưa cháy hết như muội than, bụi,… với nồng độ cực cao khiến môi trường không khí bị tàn phá, kéo theo các hệ lụy rất xấu đến sức khỏe của người dân sống trong khu vực đó.
Ngoài ra, các hoạt động nông nghiệp của người dân như đốt vườn, đốt rơm rạ vào các ngày vụ mùa,… cũng góp thêm khói bụi và khiến cho ô nhiễm không khí ngày càng tăng cao.
Giao thông vận tải
Ngày nay, các phương tiện giao thông (như ô tô, xe máy,…) được người dân sử dụng rất phổ biến. Trong khi đó, các phương tiện để có thể hoạt động cần phải sử dụng nhiên liệu khí đốt. Chính vì sự bùng nổ phương tiện giao thông, trung bình mỗi ngày các phương tiện sẽ thải ra môi trường một lượng lớn các khí thải, khói bụi.
Lượng khí thải quá lớn đã khiến cho môi trường không khí ô nhiễm nghiêm trọng, đặc biệt là tại các nước đang phát triển. Bởi sử dụng các phương tiện lỗi thời. Cũng như cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ di chuyển công cộng còn chưa phát triển.
Hoạt động quân sự
Hiện nay, vũ khí hạt nhân, khí độc, và tên lửa,… được sử dụng khá phổ biến tại các nước. Do đó,nếu chiến tranh bùng nổ thì các loại vũ khí này sẽ là một trong những nguyên nhân gây ra sự ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Hoạt động xây dựng cơ sở vật chất
Việc kinh tế và xã hội phát triển thì kéo theo các hoạt động xây dựng công trình, phá dỡ các công trình cũng tăng lên. Do đó, bụi bặm của các công trình chính là tác nhân gây ô nhiễm không khí trầm trọng, đặc biệt là ở các thành phố lớn.
Sinh hoạt hằng ngày của người dân
Với yếu tố gây ô nhiễm không khí này, nguyên nhân chính ô nhiễm chủ yếu đến từ các hoạt động sinh hoạt hằng này, đó có thể là nấu nướng sử dụng các nguyên liệu như củi, than,… làm giải phóng khói bụi vào môi trường hay do xả thải các chất thải sinh hoạt ra môi trường mà không qua xử lý hoặc bể phốt hầm cầu bị đầy mà không tiến hành hút bể phốt, hút hầm cầu…
Việc thu gom rác thải, xử lý rác thải
Với một lượng rác thải ra hằng ngày khổng lồ không được phân loại đồng thời người dân xử lý thủ công (như đốt rác trực tiếp ngoài môi trường) chính là nguyên nhân rất lớn đã và đang gây ra những tác động trực tiếp tới môi trường sống của con người. Trong đó, tác động không nhỏ tới mức độ ô nhiễm không khí.
3. Hậu quả của ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của tất cả các sinh vật trong môi trường tự nhiên. Đặc biệt, ô nhiễm môi trường cũng mang lại rất nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của con người. Và một số hậu quả của sự ô nhiễm có thể kể đến như:
- Ô nhiễm môi trường không khí có thể gây ra những bệnh hiểm nghèo cho con người, đặc biệt những bệnh về da, phổi, đường hô hấp hay nghiêm trọng hơn là ung thư,…
- Ô nhiễm không khí cũng là một phần của sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu, gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính, thủng tầng ozon, các cơn mưa axit… phá hủy môi trường sống của tất cả các sinh vật trên trái đất.
- Ăn mòn các công trình xây dựng, ăn mòn kim loại, làm giảm độ bền của vải và các công trình khác.
Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như cuộc sống thường ngày của con người thì ô nhiễm môi trường không khí còn gây ảnh hưởng đến rất lớn đến sự sống của các sinh vật khác, điển hình là đã không ít loài phải đối mặt với nguy cơ bị tuyệt chủng.
4. Những giải pháp giúp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí
Môi trường không khí xung quanh chúng ta đang bị đe dọa nghiêm trọng, nếu không kịp thời khắc phục thì đến một ngày nào đó trong một tương lai không xa trái sẽ bị hủy hoại, con người sẽ phải đối mặt với rất nhiều hậu quả. Tuy nhiên, nếu từ bây giờ chúng ta cùng chung tay khắc phục theo các biện pháp dưới đây sẽ giảm thiểu được sự ô nhiễm cho bầu không khí. Cụ thể:
- Ưu tiên sử dụng nguyên liệu sạch, thân thiện với môi trường để có thể hạn chế quá trình đốt cháy nhiên liệu.
- Hạn chế chất thải trong hoạt động sản xuất công nghiệp bằng cách xử lý chất thải trước khi xả ra ra môi trường.
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ rừng, bảo vệ môi trường sống xung quanh.
- Đẩy trồng nhiều cây xanh bởi vì cây xanh có khả năng hút khói bụi, hút CO2… và lọc không khí.
- Ưu tiên sử dụng những sản phẩm khoa học công nghệ được nâng cấp nhằm giảm thiểu ô nhiễm không khí,…
- Thường xuyên hút hầm cầu để hạn chế được tình trạng ô nhiễm không khí do chất thải tràn ra ngoài,….
Cuối cùng, để có thể bảo vệ cuộc sống của chúng ta thì việc bảo vệ môi trường, bảo vệ bầu không khí chính là mục tiêu hàng đầu. Do đó, mỗi con người trong chúng ta cần nâng cao ý thức và xem việc bảo vệ bầu không khí, bảo vệ nguồn nước… là nghĩa vụ của bản thân. Bảo vệ môi trường là bảo vệ sự sống xung quanh mình, hãy cùng chung tay để xây dựng một môi trường sống “xanh – sạch – đẹp”.