Ô nhiễm môi trường nước đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách và đáng báo động của toàn xã hội không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trên thế giới. Vì một môi trường sống xanh – sạch – đẹp chúng ta hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường nước, ngăn chặn những hậu quả nặng nề của việc ô nhiễm môi trường có thể xảy ra tới sức khỏe và tính mạng con người.

Ô nhiễm môi trường nước là gì?

Ô nhiễm môi trường nước là hiện tượng môi trường nước ở những khu vực như sông, suối, hồ, biển, các mạch nước ngầm xung quanh khu vực dân cư sinh sống xảy ra hiện tượng nhiễm bẩn bởi các chất độc hại như thuốc bảo vệ thực vật, rác thải…

Với một nước đang trên đà phát triển kinh tế như Việt Nam hiện nay, đặc biệt là những thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hà Nội thì tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên nghiêm trọng. Mật độ dân cư sinh sống đông đúc, rác thải vứt ngổn ngang gây ra tắc cống, cống khó thoát nước. Nếu mưa to sẽ gây nên tình trạng ngập úng ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của những người dân sinh sống tại đây. Hơn thế nữa, nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên ngày càng nhiều và đồng nghĩa với việc hàng ngày sẽ có một lượng lớn nước thải, kim loại xả ra ngoài môi trường đó là nguy cơ làm cho nguồn nước bị nhiễm bẩn.

Ô nhiễm môi trường nước là vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay
Ô nhiễm môi trường nước là vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay

Hiện tượng nguồn nước bị ô nhiễm sẽ xuất hiện màu lạ (màu vàng, đen hoặc nâu đỏ), mùi lạ (mùi hôi thối, mùi chua, mùi tanh…), nổi bọt khí, xuất hiện những váng bẩn nổi trên bề mặt nước, các sinh vật sống trong nước bị chết.

Nguyên nhân nào dẫn đến Ô nhiễm môi trường nước?

Bất cứ nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng chất lượng nước bị suy giảm thì đó chính là nguyên nhân gây nên tình trạng Ô nhiễm môi trường nước. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, một số nguyên nhân phổ biến đó là:

Nguyên nhân tự nhiên

  • Ô nhiễm nước do mưa, bão, lũ lụt làm cho những loại chất bẩn, cặn ở cống rãnh ảnh hưởng đến nguồn nước sạch
  • Các sinh vật sau khi chết thì xác chết của chúng bị phân hủy và ngấm vào mạch nước ngầm gây ô nhiễm cho nguồn nước hoặc theo dòng chảy của nước ngầm vào dòng lớn
  • Ở một số nơi có đất phèn đặc tính sẽ chứa nhiều sắt, nhôm và đây là những thành phần làm ô nhiễm nguồn nước

Nguyên nhân nhân tạo

  • Ô nhiễm do con người

Mỗi ngày chúng ta đã và đang thải ra một khối lượng lớn nước thải sinh hoạt mà không thông qua xử lý từ bệnh viện, hộ gia đình, trường học…. Trong thành phần nước thải sinh hoạt là các chất hữu cơ dễ bị phân hủy làm nước bị đục, tảo rêu mọc nhiều gây ra những mùi tanh khó chịu. Sự thiếu ý thức, thờ ơ của con người đối với môi trường tự nhiên, nghĩ rằng đó chỉ là một vấn đề nhỏ và không gây ra tác hại đến môi trường, thế nhưng, nếu dân cư sinh sống càng đông thì tải lượng nước thải sẽ càng cao theo cấp số nhân và đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật ở con người và làm ô nhiễm nguồn nước.

  • Ô nhiễm từ sản xuất nông nghiệp

Kinh tế nông nghiệp trở thành một trong những nền kinh tế mũi nhọn hàng đầu của nước ta, từ các hoạt động trồng trọt đến chăn nuôi gia súc, gia cầm… Người dân sẽ không thấy rõ được những tác hại của sản xuất nông nghiệp đến môi trường đặc biệt là môi trường nước. Biểu hiện ở việc người dân sử dụng các chất hóa học, các chất bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu bệnh, các loại thức ăn thừa, phân động vật không qua xử lý… xả xuống môi trường nước và ảnh hưởng đến mạch nước ngầm. Việc người dân thường có thói quen lạm phát chất hóa học, chất bảo vệ thực vật không những làm giảm năng suất cây trồng mà còn gây ảnh hưởng vô cùng lớn đối với nguồn nước tự nhiên.

  • Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp

Đây được coi là nguyên nhân gây tác động lớn nhất đến nguồn nước, khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu phục vụ và đáp ứng cho con người ngày càng cao. Các loại nước thải công nghiệp từ các công ty, nhà máy, xí nghiệp phần lớn sẽ được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông suối mà chưa qua xử lý. Bên trong lượng chất thải công nghiệp có chứa CL-, SO42-, PO43, Na+, K+ và một số kim loại nặng có chứa độc tính cao khi hòa vào nước sẽ làm cho nguồn nước thay đổi theo chiều hướng có hại. Đây cũng là một bài toán khó cho ngành môi trường, đặc biệt với sự biến đổi khí hậu ngày một rõ rệt thì những vấn đề về bảo vệ môi trường ngày càng được đẩy mạnh.

Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam khá nghiêm trọng
Thực trạng ô nhiễm môi trường nước ở Việt Nam khá nghiêm trọng

Xem thêm: Ô nhiễm không khí: Nguyên nhân, hậu quả & phương pháp giải quyết

Những hậu quả có thể xảy ra nếu môi trường nước bị ô nhiễm

Nước sạch là một thành phần không thể thiếu và vô cùng quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Nguồn nước sạch sẽ trở nên khan hiếm khi vấn đề ô nhiễm nguồn nước trở nên trầm trọng, cùng với đó là việc ảnh hưởng của nó đến đời sống con người, động vật, thực vật và nền kinh tế của khu vực.

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến sức khỏe con người

Sức khỏe là tài sản vô cùng quý giá của mỗi chúng ta, thế nhưng chúng ta không biết rằng nguồn thức ăn, nước uống chúng ta sử dụng mỗi ngày bị nhiễm bẩn và về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta. Bên trong nước chưa qua xử lý sẽ chứa flo, Asen, phèn và nếu 3 chất này khi thâm nhập vào cơ thể tích tụ một thời gian dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Theo thống kê của tổ chức y tế thế giới thì những trẻ em sinh sống tại những khu vực có nguồn nước bị ô nhiễm thì chỉ số IQ sẽ thấp hơn những khu vực khác.

Nước thải công nghiệp, kim loại nặng đổ ra các sông, hồ và vô tình các sinh vật biển ăn phải chúng khiến cho chúng bị nhiễm bệnh. Chúng ta lại là người ăn phải chúng và hậu quả nghiêm trọng nhất đó chính là mắc các bệnh về ung thư, não bộ chậm phát triển, dị tật bẩm sinh… Bên cạnh đó, các thành phần bên trong các chất độc hại từ công nghiệp còn có thể gây tử vong, suy giảm hệ miễn dịch và có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm cấp tính.

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến tự nhiên

Nguồn nước quyết định đến sự sống của tất cả mọi thứ trên trái đất như thực vật, động vật và con người. Thông qua nguồn nước, không chỉ riêng con người mà các loài sinh vật sống trên cạn, cây cối cũng có nguy cơ nhiễm bệnh. Điển hình chúng ta có thể thấy rằng không có nước thì hoa màu không phát triển được gây ra tình trạng còi cọc, chậm phát triển, đất đai cằn cỗi dễ gây ra tình trạng xói mòn đất.

Các động vật bị nhiễm độc, khả năng sinh trưởng kém, ảnh hưởng đến doanh thu. Hiện tượng cá chết hàng loạt, tài nguyên biển, sông suy kiệt cũng vì những nguyên nhân này.

Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến xã hội

Ô nhiễm nguồn nước gây ảnh hưởng và tổn thất rất lớn đến nền kinh tế nước nhà. Việt Nam trong những năm gần đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng do bão, lũ vì thế mà hoa màu, gia súc, gia cầm bị cuốn trôi theo dòng nước lũ gây ra những tổn thất rất lớn về người và tài sản. Những người dân sinh sống tại khu vực đó phải tốn kém nhiều chi phí để xử lý ô nhiễm môi trường và xây dựng lại nhà cửa do bão, lũ để lại.

Những biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước hiệu quả

Khi lượng nước thải ra ngày càng nhiều thì chúng ta cần phải có những phương án xử lý hiệu quả. Dựa vào những nguyên nhân gây ra mà chúng ta sẽ có những phương pháp xử lý hiệu quả, để ngăn ngừa một cách tối đa ô nhiễm nguồn nước thì cần phải có những biện pháp để xử lý nguồn nước, như bộ lọc sinh hoạt, hóa chất, bộ lọc cát…

  • Nâng cao ý thức của con người nhằm bảo vệ môi trường, không xả rác bừa bãi, không vứt rác thải xuống sông, hồ…
  • Sử dụng nước hợp lý, không lãng phí làm cạn kiệt nguồn tài nguyên nước. Luôn kiểm tra đường ống nước thường xuyên để hạn chế việc rò rỉ nước
  • Hạn chế sử dụng các loại chất tẩy rửa, chất hóa học ra ngoài môi trường, đặc biệt là những khu vực cống rãnh
  • Tuyên truyền, giáo dục về vấn đề môi trường đến toàn xã hội nhằm nâng cao nhận thức, ý thức của mọi người góp phần chấp hành bảo vệ môi trường.
  • Nâng cao năng suất cây trồng bằng việc sử dụng những phương pháp tự nhiên, phân hữu cơ để tại nguồn dinh dưỡng cho đất, hạn chế những loại hóa chất độc hại gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm
  • Vấn đề quan trọng và cấp thiết nhất đó chính là xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả. Cần đảm bảo rằng bể tự hoại ở mỗi gia đình cần phải được bảo trì để đảm bảo lượng nước thải không thấm vào đất, loại bỏ mầm bệnh tốt nhất.
  • Các nhà máy, xí nghiệp phải có các bể xử lý nguồn nước trước khi thải chúng ra ngoài môi trường. Người dân cũng cần phải tự bảo vệ sức khỏe bằng cách sử dụng máy lọc xử lý nước để có thể loại bỏ những bụi bẩn, các chất độc hại, đảm bảo nguồn nước cho nhu cầu sinh hoạt
  • Nhiệm vụ của nhà nước đó chính là đẩy mạnh đầu tư hệ thống xử lý nước thải, rác thải hiệu quả. Trồng rừng, thêm cây xanh để bảo vệ nước đầu nguồn một cách hiệu quả. Luôn không ngừng tìm ra những phương án, chiến lược để khắc phục ô nhiễm môi trường hiệu quả
Các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả
Các hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hiệu quả

Thông qua bài viết, hy vọng mọi người sẽ chung tay bảo vệ môi trường và ý thức hơn về vấn đề bảo vệ môi trường nước để nguồn nước luôn sạch sẽ và an toàn. Nếu bạn còn đang lo lắng về vấn đề tìm kiếm giải pháp bảo vệ môi trường hay nguồn nước ăn uống và sinh hoạt của gia đình hãy liên hệ ngay với Thongcongnghetphungoc để có những phương án xử lý môi trường hiệu quả nhất.

Xem thêm: Bảng giá nước sinh hoạt cập nhật 2020 [mới nhất hiện nay]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.