Chất thải nguy hại là gì? Chất thải như thế nào được xếp vào loại nguy hại? Thông tin chi tiết được tổng hợp trong bài viết sau. Theo dõi ngay để biết.
Chất thải nguy hại là gì?
Nội dung bài viết
Chất thải nguy hại là các loại rác thải có chứa các hợp chất có các đặc tính nguy hiểm như: gây ngộ độc, dễ lây nhiễm, phóng xạ, dễ cháy nổ, hôi thối, ăn mòn,… Đây là loại chất thải tạo nên mối đe dọa đáng kể hoặc tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy khi được liệt kê vào danh sách rác thải nguy hại thì những loại chất thải này phải được phân loại và xử lý nghiêm ngặt.
Danh mục chất thải nguy hại được quy định tại Thông tư 36
Theo thông tư 36/2015/TT-BTNMT ban hành năm 2018, có nhiều loại chất thải nguy hại khác nhau. Theo đó để thuận tiện phân chia chất thải độc hại, người ta dựa trên nhóm thải và nguồn dòng thải. Cụ thể như sau:
- Chất thải từ những hoạt động thăm dò, khai thác và sản xuất khoáng sản.
- Chất thải từ quá trình luyện kim; chất thải dạng rắn.
- Chất thải trong quá trình sản xuất các sản phẩm che phủ như chất kết dính, sơn, mực in,…
- Chất thải của ngành may mặc, dệt, vải, da, lông, thuốc nhuộm,…
- Chất thải của việc thi công phá dỡ hoặc xây dựng.
- Chất thải trong hoạt động tái chế phế liệu.
- Chất thải của các bao bì, từ vật liệu bảo vệ.
- Chất thải trong các hoạt động mua bán, xử lý dây điện cũ, dây cáp điện.
- Dầu thải, chất thải từ nhiên liệu, dung môi hữu cơ.
- Chất thải trong quá trình sản xuất hóa chất vô cơ hoặc sản xuất hữu cơ.
- Chất thải của nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim, nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, nhà máy sản xuất thủy tinh.
- Chất thải của các cơ sở y tế và thú y.
- Chất thải của các hoạt động nông, lâm, thủy sản.
- Chất thải của tất cả các thiết bị giao thông vận tải.
- Chất thải sinh ra từ các hộ gia đình và các nguồn khác.
Có thể thấy, theo Thông tư 38 thì hầu như tất cả những chất thải xung quanh chúng ta đều là chất thải độc hại. Với tình hình hiện nay nếu cơ quan chức năng và người dân không có biện pháp xử lý kịp thời và đúng đắn thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống con người, sức khỏe cộng đồng, ô nhiễm môi trường sống của động vật và môi trường sống của chính con người.
Làm thế nào để quản lý chất thải nguy hại?
Các chất thải nguy hại thường được phân theo đặc tính để quản lý. Chất thải độc hại thuộc các nhóm cụ thể sau:
Phân loại dựa theo tính cháy
Một chất thải được xem là độc hại khi nó thể hiện tính dễ cháy ở điều kiện bình thường. Mẫu đại diện của chất thải đó có những tính chất như sau thì được xếp vào loại độc hại:
- Là chất lỏng hay dung dịch chứa lượng alcohol < 24% (tính theo thể tích) hoặc có điểm chớp cháy >60 độ C.
- Là chất thải ( là chất lỏng hoặc không phải chất lỏng) có thể gây cháy qua việc ma sát, hay tự biến đổi hóa học, hấp thụ độ ẩm. Khi bắt lửa dễ cháy rất mãnh liệt và liên tục rồi có thể tạo ra chất độc nguy hại trong các điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn.
- Là khí nén.
- Là chất oxy hóa.
Phân loại dựa theo tính ăn mòn
Thông số thông dụng nhất dùng để đánh giá tính ăn mòn của các chất thải là độ pH. Tuy nhiên thông số của tính ăn mòn của chất thải còn phải dựa vào tốc độ ăn mòn của thép để có thể xác định chất thải đó có nguy hại thật sự hay không. Một chất thải được coi là chất thải nguy hại có tính ăn mòn khi mẫu đại diện của chúng thể hiện những tính chất sau:
- Chất thải lỏng có độ pH nhỏ hơn hoặc bằng 2 và lớn hơn hoặc bằng 12.5.
- Chất thải lỏng có tốc độ ăn mòn kim loại thép lớn hơn 6.35 mm (tương đương 0.25 inch) trong một năm ở nhiệt độ thí nghiệm là 55 độ C (tương đương 130 độ F).
Ví dụ, những chất sau đây được xem là độc hại: nước thoát từ các hầm mỏ có độ pH từ -3.6 – 1.0; axit trong ắc quy chì có độ pH <1.0; chất tẩy và thuốc giặt quần áo đều có độ pH từ 12.5 trở lên. Như vậy những vật chúng ta thường dùng cũng có thể thải ra chất thải nguy hại.
Phân loại dựa trên tính phản ứng
Chất thải được coi là nguy hại thật sự khi luôn có tính phản ứng. Những mẫu đại diện của chất thải thể hiện tính chất bất kỳ trong những tính chất sau:
- Không có tính ổn định, dễ thay đổi một cách mãnh liệt mà không gây ra hiện tượng nổ hoặc phân hủy (phân ly) khi nổ; hoặc là phản ứng ở nhiệt độ và áp suất chuẩn.
- Chất thải chứa cyanide hoặc sulfide ở điều kiện độ pH giữa 2.0 và 11.5 có thể tạo ra khí độc, tạo hơi hoặc tạo khói với mức độ có thể gây nguy hại cho sức khỏe của con người và môi trường.
- Chất thải có thể nổ hoặc phản ứng gây nổ nếu tiếp xúc với nguồn kích nổ mạnh, được gia nhiệt trong các thùng kín.
- Có phản ứng mãnh liệt với nguồn nước.
- Bị biến dạng khi trộn với nước và có khả năng gây nổ.
- Khi trộn với nước chất thải sinh ra khí độc, dễ bay hơi hoặc sinh ra khói với mức độ có thể gây nguy hại cho sức khỏe của con người và môi trường.
- Là chất nổ bị pháp luật cấm.
Phân loại dựa trên đặc tính độc
Ngoài biện pháp sử dụng bảng dưới liệt kê danh sách các chất độc hại được ban hành kèm theo luật định, để xác định các đặc tính độc hại của chất thải còn sử dụng các phương pháp xác định đặc tính độc hại bằng phương thức rò rỉ. So sánh chất thải với bảng quy định (gồm 25 chất hữu cơ, 6 loại thuốc trừ sâu, 8 kim loại), nếu có nồng độ lớn hơn giá trị có trong bảng thì có thể kết luận rằng chất thải đó là chất thải nguy hại.
Phân loại dựa theo luật định
Để xác định chất thải có phải là chất thải nguy hại hay không, ngoài các cách phân nhóm chất thải như trên, còn có thể dựa vào quy định trong quy chế được ban hành theo quyết định số 155/1999/QĐ-TTg. Ngoài ra cách phân loại đã trình bày ở trên còn liệt kê các chất thải nguy hại đặc trưng theo phân nhóm khác nhau U, K, P, F. Việc phân loại sẽ tiến hành theo quy trình sau:
- Kiểm tra trong các danh mục chất thải nguy hại F, K, U và P (phụ lục A,B,C).
- Nếu thuộc 1 nhóm trong danh sách này thì đó chính là chất thải nguy hại.
- Nếu không thuộc danh mục này, chất thải sẽ được đưa đi kiểm tra để xem có thuộc một trong bốn đặc tính nguy hại không. Nếu thuộc 1 trong 4 thuộc tính thì đó là chất thải nguy hại. Còn ngược lại không thuộc 4 thuộc tính thì không phải chất thải nguy hại.
Những nguồn làm phát sinh chất thải nguy hại
Hầu hết tất cả các ngành nghề hiện nay đều làm phát sinh chất thải nguy hại. Tùy theo từng ngành mà phát sinh chất thải nguy hại đặc trưng của ngành đó. Cụ thể:
- Ngành công nghiệp: chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình mạ kim loại gồm các kim loại nặng như Cr, Ni, dung dịch axit,… sản lượng này vào khoảng 130.000 tấn hằng năm. Trong đó: Công nghiệp nhẹ chiếm 47%, Chế biến thực phẩm chiếm 8%, công nghiệp hoá chất là 24%, Luyện kim chiếm 20%, Điện – điện tử là 1%.
- Nông nghiệp trồng trọt: các thuốc trừ sâu cấm sử dụng và các loại thuốc hết hạn sử dụng, bao bì thuốc trừ sâu,…
- Ngành chăn nuôi: kim tiêm, bình đựng thuốc, vỏ chai thuốc, phân và nước tiểu động vật,… Trong đó thuốc có chứa dược phẩm gây độc tế bào (cytotoxic và cytostatic). Gia súc – gia cầm chết do dịch bệnh, xác của chúng cũng là chất thải gây hại môi trường.
- Khai thác khoáng sản: quặng sắt, bùn thải, quặng sunfua thải và chất thải có chứa hắc ín, khai thác mỏ dầu,…
- Ngành cơ khí: các loại vật chất phát sinh chất thải có chứa amiăng, sáp – mỡ thải, xăng, dầu – nhớt thải, bùn thải hoặc chất thải có chứa halogen hữu cơ, bùn thải từ thiết bị chặn dầu – tách dầu,…
- Ngành dịch vụ: chất thải của ngành tráng phim, chất thải phóng xạ, chất thải y tế, hoá trị liệu,… Hằng năm theo ước tính có khoảng 21.000 tấn rác thải y tế.
- Ngành điện: rác thải chứa PCB, amiăng, CFC, HCFC, HFC,…
- Rác thải sinh hoạt: bình acquy, pin hỏng, rác có chứa thành phần sơn – vecni – chất kết dính- chất bịt kín – mực in, bóng đèn huỳnh quang, thuốc diệt cỏ,…
Một số phương pháp xử lý chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại cần phải được thu gom riêng biệt, để ở nơi an toàn trong tất cả các thùng chứa được đậy kín và phải dán nhãn cảnh báo độc hại. Tuyệt đối không để rò rỉ ra môi trường những kim loại nặng vì chúng ảnh hưởng rất nặng đến môi trường tự nhiên. Một số phương pháp xử lý chất thải độc hại được áp dụng hiện nay gồm:
Phương pháp sinh học
Phương pháp sinh học sử dụng vi sinh vật để phân hủy và biến đổi chất hữu cơ trong chất thải nhằm làm giảm các nguy cơ của nó đối với môi trường.
Phương pháp hóa học và phương pháp hóa lý
Phương pháp này được áp dụng để xử lý nước sinh hoạt, nước thải nguy hại và nước thải công nghiệp không độc hại hay nước thải sinh hoạt. Dùng những loại hóa chất xuy hóa-khử các thành phần hữu cơ có độc tính trong nước thải. Từ đó làm giảm hoặc loại bỏ được độc tính trong nước thải rồi mới thải ra môi trường.
Phương pháp ổn định hóa rắn
Làm tăng các tính chất vật lý, giảm khả năng phát tán vào môi trường hay làm giảm tính độc hại của chất gây ô nhiễm. Đây là phương pháp xử lý chất thải nguy hại phổ biến hiện nay.
Phương pháp nhiệt
Có thể áp dụng cho tất cả các dạng chất thải rắn lỏng khí. Nhờ sự oxy hóa và phân hủy nhiệt, những chất hữu cơ này sẽ được khử độc tính và phá vỡ cấu trúc. Tuy nhiên cách này vẫn còn thải ra các khí độc khác.
Qua bài viết này các bạn đã trả lời được câu hỏi chất thải nguy hại là gì. Chúng cần có phương pháp phân loại và xử lý đúng để bảo vệ con người và môi trường.
>>>> Xem thêm: Hút chất thải công nghiệp giá rẻ uy tín nhanh chóng