Cải tạo ao đầm sau mỗi vụ nuôi trồng thủy sản, sẽ giúp xử lý những mầm bệnh đang lưu lại trong ao, loại bỏ những chất cặn bã do thức ăn dư thừa ở vụ nuôi trước. Đây là khâu rất quan trọng quyết định đến tốc độ tăng trưởng trọng lượng của hải sản từ đó nó sẽ quyết định đến thời vụ thu hoạch sớm hay muộn. Vậy nên để cải tạo ao đầm cho mỗi mỗi vụ nuôi, bạn cần thực hiện cải tạo ao đầm theo những bước sau:

Cải tạo ao đầm mới nuôi

Hướng dẫn các bước cải tạo ao đầm đúng kỹ thuật nhất
Hướng dẫn các bước cải tạo ao đầm đúng kỹ thuật nhất

Đối với ao đầm nuôi mới: bạn thực hiện cấp và tháo nước vào ao 2- 3 lần để rửa ao, bón vôi bột giúp ổn định pH đất. Lượng vôi bón tùy thuộc vào độ PH của đáy ao từ 7 – 10kg/100m2,sau đó thay nước ra nước vào 1- 2 lần nữa.

Tiếp theo bạn lấy nước vào ao và tiến hành đo độ pH nếu ổn định ở mức trên 6,5 thì tiến hành gây màu nước bằng phân chuồng. Lượng phân bón với ao đầm mới cần bón từ 25 – 30kg/100m2, ngoài ra nên sử dụng thêm phân vô cơ để gây mầu.

Cải tạo ao đầm nuôi cũ

Những ao đầm đã nôi thủy sản bạn cần phải cải tạo cẩn thận hơn theo những bước sau:

Bước 1. Xử lý ao đầm

  • Bạn thực hiện tát cạn nước, tu sửa bờ cống cấp thoát nước.
  • Tiến hành vét bùn đáy chỉ để lại lớp bùn dày khoảng 20cm.
  • San phẳng đáy ao đầm giúp sinh vật đáy phát triển tốt và tiện cho việc thu hoạch.

Bước 2. Phơi đáy ao đầm

Sau khi thực hiện bước xử lý ao đầm, bạn sẽ thực hiện phơi đáy ao đầm cho thật khô. Đây là một trong những bước rất quan trọng và không thể thiếu trong kỹ thuật cải tạo ao đầm nuôi thủy sản. Môi trường đáy phải được cải tạo kỹ lưỡng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hải sản phát triển và tăng trưởng.

Sau mỗi vụ nuôi đáy ao đầm thường được phơi khô cho đến khi nền đất đáy nứt nẻ. Phơi đáy ao đầm sẽ giúp ôxy hóa các chất hữu cơ, tia cực tím của ánh nắng mặt trời diệt những vi khuẩn và mầm bệnh gây hại.

Thời gian phơi khô đáy ao đầm trong từ 2 – 3 tuần là thích hợp nhất.

Bước 3. Xới đất đáy ao đầm

Đất đáy ao đầm được xới ủi lại sẽ làm cho đất thoáng khí hơn, tăng lượng oxi cho ao bề mặt đáy và ngăn  chặn sự phát triển của vi sinh vật có hại.

Bón phân cải tạo ao đầm
Bón phân cải tạo ao đầm

Bước 4. Bón vôi cải tạo ao đầm

Theo các chuyên gia thủy sản, bón vôi xuống ao – đầm có nhiều tác dụng như:

  • Làm cho bùn có kết cấu tơi xốp, cải tạo điều kiện không khí ở tầng đáy, đồng thời thúc đẩy nhanh quá trình phân giải chất hữu cơ trong ao đầm, giải phóng các chất N, P, K ngậm trong bùn, làm tăng độ dinh dưỡng cho ao đầm, giữ ổn định độ PH.
  • Trước khi bón vôi bạn tiến hành xới đất đáy ao đầm với độ sâu khoảng từ 5 – 10 cm, sau đó tiến hành rải vôi theo liều khoảng từ 5 – 10 kg/100 m2.

Lưu ý khi bón vôi bạn cần chú ý:

  • Loại bỏ trầm tích đáy ao đầm từ các chỗ quá sâu để phơi khô đúng cách.
  • Nếu đất có tính axít, bạn rải đều vôi trên toàn bộ đáy khi đất vẫn còn ẩm.
  • Thực hiện cày xới đất, đặc biệt là đất không dễ khô.
  • Những chỗ ao đầm trũng ẩm ướt không khô được, bạn nên sử dụng lượng lớn vôi sống hoặc vôi tôi.

Bước 5. Bón phân cải tạo ao đầm

Ao đầm nuôi thủy sản cần được bón phân để gây màu nước và để động, thực vật phù du phát triển. Đây cũng chính là nguồn thức ăn tự nhiên của tôm, cá, cua, đồng thời cũng giúp hạn chế sự phát triển của các loại tảo đáy giúo tạo ôxy, hấp thụ các chất độc được sinh ra từ thức ăn dư thừa, chất thải của tôm cá.

Lượng phân bón vào ao đầm phụ thuộc vào diện tích và liều lượng bón của từng loại phân. Các loại phân dùng để gây màu nước gồm:

  • Phân hữu cơ: phân gà, phân trâu, phân bò, lưu ý những loại phân này khi bón phân phải được ủ mục. Bạn không được bón phân tươi xuống vì trong phân tươi sẽ chứa nhiều vi khuẩn và các mầm bệnh.
  • Phân vô cơ gồm những loại sau NPK 0,2 kg/100 m2, urê 0,2 kg/100 m2. Lưu ý nên bón phân vào thời gian 9 – 10 giờ sáng, có thể chia ra bón trong 2 – 3 ngày. Sau khi bón phân 2 – 3 ngày, sinh vật phù du phát triển, bạn có thể tiến hành thả tôm cá ngay.

Bước 5. Xử lý nước ao đầm

Bón vôi cải tạo ao đầm
Bón vôi cải tạo ao đầm

Phải đảm bảo nguồn nước trong ao đầm không bị ô nhiễm, nước cần đảm bảo hàm lượng ôxy hòa tan nên ở mức > 4 mg/lít; pH: 7 – 8,5.

Xử lý nước bằng các chất diệt khuẩn như: Chlorine, BKC, thuốc tím… đánh quanh ao đầm để loại bỏ hoàn toàn các loại vi khuẩn gây bệnh. Sau đó bạn dùng chế phẩm vi sinh để ổn định màu nước và tạo điều kiện cho vi sinh vật có lợi phát triển.

Nên kiểm tra các yếu tố trong nước ao đầm như: pH, độ kiềm, độ mặn… trước khi thả giống. Tiến hành cấp nước vào ao theo đúng chu kỳ 2 lần:

  • Lần 1 cấp nước vào ao đầm với mực nước khoảng 30 – 50 cm, sau đó bón phân gây màu và ngâm aođầm trong thời gian 3 – 5 ngày.
  • Lần 2: Cấp đủ mực nước theo yêu cầu nuôi thả từng loại hải sản. Lưu ý: Nước cấp vào ao đầm phải được lọc qua túi lọc gắn vào cửa cống hoặc đầu ra của máy bơm. Túi lọc sẽ giúp ngăn chặn các loại cá tạp, cá dữ xâm nhập vào ao đầm nuôi. Nguồn nước đã được xử lý kỹ trong ao lắng thật kỹ bạn sẽ bơm sang ao nuôi.

Bước 6. Trang bị hệ thống quạt nước cho ao đầm

Số lượng máy quạt nước sử dụng trong ao đầm nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào mật độ, diện tích ao và khả năng đầu tư. Tùy vào điều kiện cụ thể mà bạn sẽ lựa chọn ra số lượng máy quạt nước lắp đặt cho phù hợp.

Trên đây là những bước cơ bản để cải tạo ao đầm, nuôi thủy sản đúng kỹ thuật nhất. Trong quá trình thực hiện nếu bạn có những vướng mắc gì, cứ liên hệ ngay đến số Hotline 0844.8888.12 của công ty Phú Ngọc. Sẽ được tư vấn và hướng dẫn miễn phí một cách chi tiết và cụ thể nhất.

Các bài viết liên quan:

Nạo vét bùn ao đầm nuôi trồng thủy sản

Báo giá dịch vụ hút sên bùn ao hồ chuẩn nhất năm 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.