Nước là nhu cầu thiết yếu của tất cả các sinh vật sống trên Trái Đất. Theo các nhà khoa học, bác sĩ, nước chiếm tới 70% cơ thể con người. Nước nhìn thì như trong suốt nhưng thực chất bên trong chứa rất nhiều khoáng chất, vi chất cần thiết và quan trọng cho hoạt động, sinh hoạt của con người. Hiện nay, nguồn nước hiện nay đang bị ô nhiễm, số lượng nước sạch để sử dụng ngày càng ít. Do đó, nhà nước đã sử dụng nhiều công nghệ hiện đại để tìm kiếm, xử lý và cung cấp cho người dân nguồn nước sạch nhất. Tuy nhiên, không có gì là miễn phí, vậy nên bạn sử dụng nước sạch thì bạn cần trả tiền cho thể tích nước đó. Vậy bảng giá nước sinh hoạt hiện tại là bao nhiêu? Hãy cùng tìm hiểu trong nội dung dưới đây nhé.
Bảng giá nước sinh hoạt hiện nay
Nội dung bài viết
Cũng giống như các nhu cầu khác gồm điện, xăng, khí đốt,…nước sạch cũng một trong những nhu yếu phẩm thiết yếu được quy định và khống chế bởi nhà nước. Vậy cụ thể quy định đó là như thế nào?
Quy định của Nhà nước về giá nước sinh hoạt
Giá nước sạch được Nhà nước quy định chuẩn trong Nghị định về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch năm 2020. Trong đó, chương 5 có quy định về các nguyên tắc tính giá nước cũng như các căn cứ, điều chỉnh giá nước.
Khung giá nước chuẩn theo quy định nhà nước hiện nay như sau:
- Sử dụng 10m3 nước sạch đầu tiên: có giá chuẩn là 5.973 đồng/m3.
- Sử dụng từ trên 10 đến 20m3: có giá chuẩn là 7.052 đồng/m3.
- Sử dụng từ trên 20 đến 30m3: có giá chuẩn là 8.669 đồng/m3.
- Sử dụng trên 30m3: Có giá chuẩn là 15.929 đồng/m3.
Đây chỉ là khung chuẩn để các cơ quan địa phương tham khảo. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng, đối tượng dùng và điều kiện kinh tế mà bảng giá nước sinh hoạt sẽ được tính cụ thể theo từng khu vực. Giá nước ở đô thị sẽ khác so với nông thôn; giá nước của thành phố sẽ khác với giá nước của tỉnh. Do vậy, mỗi người dân nên thường xuyên tham khảo thông tin tại các trang web của nhà nước hoặc các trang web của đơn vị cấp nước để nắm sự thay đổi giá.
Cách tính giá nước sinh hoạt
Giá nước sinh hoạt được chia thành: Giá nước cho hộ gia đình; giá nước cho hộ nghèo và giá nước cho đơn vị kinh doanh.
Giá nước sinh hoạt cho hộ gia đình
Giá nước sinh hoạt cho hộ gia đình sẽ được tính theo giá chuẩn của quy định nhà nước. Ngoài ra, để biết chính xác thì bạn cần cập nhật thông tin giá nước theo địa phương sinh sống. Giá nước cần thanh toán sẽ được cộng thêm 5% thuế GTGT và 10% phí bảo vệ môi trường. Như vậy, theo giá chuẩn thì giá các hộ gia đình cần thanh toán cho đơn vị cấp nước là:
- Sử dụng 10m3 nước sạch đầu tiên: có giá chuẩn là 5.973 đồng/m3 => Giá thanh toán: 6.869 đồng.
- Sử dụng từ trên 10 đến 20m3: có giá chuẩn là 7.052 đồng/m3 => Giá thanh toán: 8.110 đồng.
- Sử dụng từ trên 20 đến 30m3: có giá chuẩn là 8.669 đồng/m3 => Giá thanh toán: 9.969 đồng.
- Sử dụng trên 30m3: có giá chuẩn là 15.929 đồng/m3 => Giá thanh toán: 18.318 đồng
Theo bảng giá nước sinh hoạt thì khi sử dụng càng nhiều thì chi phí cần trả sẽ càng cao. Đây cũng là một cách để người dân biết cách tiết kiệm nước và sử dụng hợp lý hơn. Tiết kiệm nước không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn góp phần vào việc bảo vệ môi trường.
Giá nước sinh hoạt cho hộ nghèo
Những gia đình thuộc diện hộ nghèo sẽ được ưu tiên nhiều khoản, mục trong đó có giá nước. Theo quy định, các hộ nghèo sẽ được trợ cấp 1 phần tiền nước nên họ chỉ cần trả phần còn lại với giá rẻ hơn so với giá chuẩn. Cụ thể, bảng giá nước sinh hoạt tham khảo cho hộ nghèo được tính như sau:
- Sử dụng 10m3 nước sạch đầu tiên: 3.600 đồng/m3.
- Sử dụng từ trên 10 đến 20m3: 4.500 đồng/m3.
- Sử dụng từ trên 20 đến 30m3: 5.600 đồng/m3.
- Sử dụng trên 30m3: 6.700 đồng/m3.
Tuy có bảng giá nước riêng cho các hộ nghèo nhưng thực tế đa số những hộ nghèo thường sử dụng nước giếng, nước ngầm hoặc nước mưa để sử dụng. Điều này rất nguy hiểm có thể gây ra nhiều bệnh tật cũng như là một trong những nguồn gây dịch bệnh nguy hiểm cho xã hội. Do vậy, việc vận động sử dụng nước sạch vẫn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan, chính quyền địa phương.
Giá nước sinh hoạt cho doanh nghiệp và các đơn vị kinh doanh
Các đơn vị kinh doanh không có quy định chuẩn về giá nước mà phụ thuộc vào ngành nghề và loại hình kinh doanh. Cụ thể:
- Đối với các doanh nghiệp phục vụ các ngành giáo dục, y tế, công viên, cơ quan nhà nước sẽ được tính giá nước là 6.700đ/m3.
- Đối với các ngành nghề chế biến, sản xuất cũng sẽ được tính giá 6.700đ/m3.
- Đối với các ngành nghề dịch vụ như khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, quán cà phê, spa,…sẽ được tính giá nước là 11.000đ/m3.
- Đối với các hộ kinh doanh gia đình nhỏ lẻ sẽ được tính giá nước tương tự giá nước cho sinh hoạt gia đình.
Quy định đối tượng sử dụng nước
1. Đối tượng sử dụng nước sinh hoạt, bao gồm: các cá nhân, hộ gia đình sử dụng nước cho nhu cầu sinh hoạt thiết yếu.
Định mức nước sinh hoạt được xác định trên số nhân khẩu thường trú, tạm vắng và tạm trú dài hạn theo số hộ khẩu thường trú và sổ tạm trú. Mỗi nhân khẩu chỉ được đăng ký định mức tại một thuê bao đồng hồ nước.
Trường hợp nhiều hộ gia đình sử dụng chung một đồng hồ nước thì tính định mức các nhân khẩu sử dụng chung cho khách hàng đứng tên thuê bao đồng hồ nước.Trường hợp người nhập cư; học sinh, sinh viên và người thuê nhà, cư xá để ở (có thời hạn thuê từ 12 tháng trở lên, căn cứ vào giấy đang ký tạm trú và hợp đồng thuê nhà có xác nhận của địa phương) được tính định mức theo số nhân khẩu như quy định tại Khoản 1, Mục II, Điều 1.
2. Cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, bao gồm: Bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh công lập; Các trường học, trường dạy nghề công lập; Các đơn vị, lực lượng vũ trang; Các cơ quan đoàn thể; Các cơ sở tôn giáo; Các hiệp hội nghề nghiệp; Cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp khác.
Các hoạt động sản xuất hàng hóa, xây dựng, kinh doanh- dịch vụ của các đơn vị này phải được tính giá theo mục đích sử dụng tương ứng trên cơ sở thỏa thuận với đơn vị cấp nước về tỷ lệ nước sử dụng cho từng mục đích.
3. Các hoạt động sản xuất vật chất, bao gồm: Các khu công nghiệp; khu chế xuất; các đơn vị, cơ sở sản xuất, chế biến, gia công; các nhà máy thủy điện; các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt, xử lý chất thải, lò thiêu; Nước phục vụ cho công trình xây dựng và các hoạt động sản xuất vật chất khác.
4. Kinh doanh – dịch vụ, bao gồm: Các nhà máy, cơ sở sản xuất: nước đá, rượu, bia, kem, nước giải khát; Các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, kinh doanh ăn uống, giải khát; Các cơ sở thẩm mỹ, rửa xe, giặt là, các khu vui chơi; Các khu chợ, siêu thị, đại lý, cửa hàng thương mại; Các dịch vụ cấp nước cho ghe, tàu, thuyền, cảng biển; Cảng hàng không, ga tàu, bến xe, bến thuyền; Các hoạt động của tổ chức, cá nhân mang tính kinh doanh khác.
5. Tổ chức nhân đạo là các tổ chức đơn vị hoạt động vì mục tiêu nhân đạo xã hội, phi lợi nhuận, gồm: Các trung tâm chăm sóc, nuôi dưỡng người có công với cách mạng, trẻ mồ côi, người tàn tật; Các cơ sở nuôi dưỡng, dạy nghề cho người khuyết tật; Các hội người mù; các trung tâm bảo trợ xã hội thuộc Nhà nước quản lý và các trường hợp khách hàng mua nước qua đồng hồ tổng cho mục đích sinh hoạt sẽ áp dụng chính sách 1 giá, giá bán được xác định là mức giá SH2.
6. Các đối tượng sử dụng nước phức hợp nhiều mục đích (bao gồm cho sinh hoạt; hành chính; sản xuất, xây dựng; kinh doanh, dịch vụ) thì đơn vị cấp nước và đối tượng sử dụng nước phải thỏa thuận để xác định tỷ lệ nước sử dụng cho từng mục đích để tính giá theo quy định.
Các cá nhân, hộ gia đình đăng ký sử dụng nước cho từng mục đích sinh hoạt nhưng thực tế có sử dụng cho các mục đích khác thì sản lượng nước tối đa được tính giá sinh hoạt là SH2, phần sản lượng vượt sẽ tính giá tương ứng với mục đích sử dụng phát sinh.
Giá nước mới có áp dụng mức hỗ trợ giá nước sạch sinh hoạt đối với hộ nghèo và cận nghèo (theo chuẩn nghèo của Tỉnh):
– Giảm 20% giá nước sinh hoạt ở các mức SH1, SH2 đối với hộ nghèo dân tộc thiểu số.
– Giảm 15% giá nước sinh hoạt ở các mức SH1, SH2 đối với hộ nghèo còn lại và hộ cận nghèo dân tộc thiểu số.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 11/8/2014 và thay thế cho Quyết định số 564/QĐ – UBND ngày 26/3/2013 của UBND Tỉnh và Quyết định số 159/2013/QĐ/ XD-CN ngày 26/3/2013 của Giám đốc HueWACO.
Bảng Giá Tiền Nước Sinh Hoạt tại TpHCM 2020
Cách tính tiền nước trên hóa đơn tiền nước (thời điểm thể hiện hai đơn giá tiền nước và phí BVMT cho lượng nước tiêu thụ trước và sau ngày 01/01/2013)
Việc tính lượng nước sử dụng thời điểm trước và sau khi điều chỉnh giá nước và phí BVMT mới được thực hiện theo nguyên tắc trung bình tiêu thụ, lấy Tổng lượng tiêu thụ trong kỳ (m3) chia cho Số ngày trong kỳ để có Số tiêu thụ bình quân/ngày, sau đó:
– Nhân với Số ngày trước ngày 01/01/2013 để có lượng nước tính theo giá nước và phí BVMT của năm 2012.
– Nhân với Số ngày từ ngày 01/01/2013 để có lượng nước tính theo giá nước và phí BVMT của năm 2013.
Bảng Giá Tiền Nước Sinh Hoạt tại Hà Nội 2020
I. Giá bán nước sạch cho đối tượng là hộ gia đình sử dụng vào mục đích sinh hoạt
TT |
Mức sử dụng
(m3/tháng/hộ)
|
Giá bán nước từ 01/10/2013
(đồng/m3)
|
Giá bán nước từ 01/10/2014
(đồng/m3)
|
Giá bán nước từ 01/10/2015
(đồng/m3)
|
1 |
SH1: 10m3 đầu tiên |
4.172 |
5.020 |
5.973 |
2 |
SH2: Từ trên 10m3 đến 20m3 |
4.930 |
5.930 |
7.052 |
3 |
SH3: Từ trên 20m3 đến 30m3 |
6.068 |
7.313 |
8.669 |
4 |
SH4: Từ trên 30m3 |
10.619 |
13.377 |
15.929 |
II. Giá bán nước sạch cho các đối tượng là các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ:
TT |
Mục đích – Đối tượng
sử dụng
|
Giá bán nước từ 01/10/2013
(đồng/m3)
|
Giá bán nước từ 01/10/2014
(đồng/m3)
|
Giá bán nước từ 01/10/2015
(đồng/m3)
|
1 |
Cơ quan hành chính sự nghiệp |
6.450 |
8.381 |
9.955 |
2 |
Đơn vị sự nghiệp, dịch vụ công cộng |
6.450 |
8.381 |
9.955 |
3 |
Sản xuất vật chất |
7.668 |
9.796 |
11.615 |
4 |
Kinh doanh dịch vụ |
14.137 |
18.342 |
22.068 |
Làm sao để sử dụng nước hợp lý và tiết kiệm nhất?
Theo như bảng giá nước sinh hoạt thì khi bạn sử dụng càng nhiều chi phí cần trả sẽ càng cao. Ngoài ra, theo thực trạng hiện nay tình trạng lãng phí nước vẫn đang diễn ra với tỷ lệ khá cao.
Mặt khác, dưới tác động của con người và sự phát triển kinh tế, tài nguyên thiên nhiên càng ngày càng cạn kiệt, thậm chí tới mức báo động và nguồn nước cũng không ngoại lệ. Hiện nay, tỷ lệ nước ngọt, nước ngầm ngày càng hiếm còn tỷ lệ nước mặt, phèn chua lại tăng nhanh chóng. Chính vì vậy, việc tiết kiệm nước và sử dụng hợp lý là vô cùng cần thiết.
Bạn có thể áp dụng các cách đơn giản sau để tiết kiệm nước cho gia đình:
- Thường xuyên kiểm tra rò rỉ của các bồn chứa nước, bồn vệ sinh, bồn rửa chén bát: Các hiện tượng rò rỉ này thường khá nhỏ và khó thấy nên hay bị bỏ qua. Nếu không được xử lý kịp thời không chỉ gây lãng phí nước, tốn kém chi phí mà còn gây nhiều bất lợi và các vấn đề sức khỏe cho người sử dụng.
- Chỉ sử dụng nước khi cần thiết và khóa nước khi ngưng sử dụng: Đôi khi rửa chén bát, tắm gội hay đánh răng bạn hay để vòi nước tự chảy điều này sẽ gây ra lãng phí nước rất lớn. Do vậy, hãy chỉ sử dụng nước khi cần và nên sử dụng một lượng nước vừa đủ.
- Sử dụng các máy móc, dụng cụ có cơ chế tiết kiệm nước: Việc sử dụng các loại máy này sẽ góp phần tiết kiệm rất lớn cho nguồn nước của quốc gia. Thêm nữa, bạn nên chọn các máy móc có cơ chế điều chỉnh lượng nước phù hợp ví dụ như chọn mức nước trong máy giặt hay chọn mức nước trong nồi cơm,…để tăng hiệu quả tiết kiệm nước.
- Nên sử dụng vòi sen tắm: Sử dụng vòi sen không chỉ có tác dụng tốt với sức khỏe mà còn giúp tiết kiệm nước và chi phí nhiều hơn so với sử dụng bồn tắm.
- Sử dụng nước rửa rau để tưới cây: Thay vì việc đổ nước sau khi rửa rau, bạn hãy dùng nó để tới cây sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.
- Sử dụng công nghệ lọc nước thải sinh hoạt. Hiện nay việc lọc và sử dụng lại nước thải sinh hoạt cho các mục đích khác đang được phát triển và khuyến khích lựa chọn. Bạn có thể tự tìm hiểu lắp đặt hoặc liên hệ với các đơn vị uy tín để sở hữu ngay bộ lọc nước chất lượng.
Bảng giá nước sinh hoạt không cố định mà sẽ thay đổi theo thời gian và theo khu vực. Do đó, bạn nên tìm hiểu thường xuyên cũng như áp dụng các biện pháp tiết kiệm nước. Nếu chưa biết cách tiết kiệm nào hiệu quả hãy liên hệ ngay với Công ty Phú Ngọc hoặc hotline 0915.211.211 để được tư vấn miễn phí nhé.
Nguồn: https://thongcongnghetphungoc.com/